Hưng Yên khuyến khích sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây không nung

Hưng Yên khuyến khích sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây không nung

Hưng Yên khuyến khích sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây không nung

Hotline:0236.628.4455

Xem thêm : Hợp quy vật liệu xây dựng - Vitest

      Sản xuất gạch không nung tại Công ty TNHH Thịnh Hưng Đức, xã Chính Nghĩa (Kim Động)

Kể từ ngày 15.1.2013, Thông tư 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng “Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng” chính thức có hiệu lực. 
 
Theo đó, nhiều loại VLXKN như: Gạch xi măng – cốt liệu; vật liệu nhẹ (gạch từ bê tông khí chưng áp, gạch từ bê tông khí không chưng áp, gạch từ bê tông bọt, tấm Panel từ bê tông khi chưng áp); tấm tường thạch cao, tấm 3D… được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. 
 
Đây là các loại vật liệu xanh, thân thiện với môi trường và đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.
 
Với mục tiêu tăng cường sử dụng VLXKN, giảm dần sản xuất, sử dụng gạch xây đất sét nung, nhiều năm qua tỉnh đã triển khai nhiều phương án kiên quyết xóa bỏ lò nung gạch thủ công trên địa bàn. Đến năm 2009, toàn bộ 507 lò gạch thủ công trên địa bàn tỉnh đã được xóa bỏ. 
 
Bên cạnh đó, thời gian qua, Sở Xây dựng đã triển khai các biện pháp khuyến khích, thúc đẩy thị trường vật liệu xây dựng không nung và các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng không nung theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16.4.2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung. 
 
Theo đó, Sở Xây dựng đã ngừng cấp phép cho các dự án đầu tư sản xuất gạch đất nung; tích cực xây dựng đơn giá VLXKN cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; yêu cầu các nhà tư vấn đưa vật liệu không nung vào sử dụng cho các dự án xây dựng cơ bản… 
 
Những động thái tích cực đó đã góp phần định hướng và hình thành thói quen sử dụng VLXKN trong hoạt động xây dựng. Đến nay, nhận thức của các cấp chính quyền và cộng đồng về mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng VLXKN trong xây dựng được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, 100% công trình sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh đều sử dụng VLXKN theo đúng quy định. 
 
Từ năm 2016 đến nay, huyện Mỹ Hào có 27 công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do UBND huyện và các xã, thị trấn làm chủ đầu tư được lập dự toán và triển khai xây dựng. Các công trình xây dựng này đều được sử dụng VLXKN theo đúng quy định. 
 
Trong đó, nhiều công trình như: Trường tiểu học thị trấn Bần Yên Nhân; Nhà văn hóa thôn Phú Đa… đều sử dụng 100% VLXKN. 
 
Nhận xét về ưu điểm của loại vật liệu xây dựng này, ông Lưu Đình Thanh, Giám đốc Công ty xây dựng Tân Thanh Hưng Yên cho biết: Gạch không nung ngoài sử dụng chất kết dính là xi măng (tỷ lệ chiếm từ 8 – 10%), thành phần còn lại là đá mạt, sỉ,… (các chất thải từ công nghiệp), do đó đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. VLXKN được sản xuất theo dây chuyền cơ giới hóa cao hơn nên nhẹ, có tính cách âm, cách nhiệt tốt, giảm giá thành các công trình.
 
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh có 38 công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (do Sở Xây dựng thẩm định, thẩm tra) đều sử dụng VLXKN theo đúng quy định. 
 
Bà Đỗ Thị Thái Hậu, Trưởng phòng Quản lý kinh tế xây dựng và vật liệu xây dựng cho biết: “Thời gian qua, việc đưa VLXKN vào trong xây dựng đã được các huyện, thành phố thực hiện theo đúng quy định. Để tránh tình trạng đưa VLXKN không bảo đảm chất lượng vào công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, phòng đã phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng VLXKN trước khi đưa vào công trình xây dựng, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm theo quy định”.
 
Hiện nay, toàn tỉnh có 14 cơ sở sản xuất VLXKN với tổng công suất thiết kế 325,5 triệu viên/năm. Trong đó, nhiều cơ sở sản xuất có công suất thiết kế lớn như: Công ty TNHH Lengtech có công suất thiết kế 30 triệu viên/năm; Công ty TNHH Thịnh Hưng Đức có công suất thiết kế 35 triệu viên/năm… 
 
Các cơ sở sản xuất khi đi vào hoạt động đều đã thực hiện công bố hợp quy sản phẩm phù hợp với các quy định kỹ thuật của Quy chuẩn Việt Nam 16: 2014/BXD. Đồng thời các cơ sở sản xuất cũng đã chủ động xây dựng các phương án đầu tư, tìm kiếm, áp dụng công nghệ  tiên tiến vào sản xuất, cung cấp cho thị trường sản phẩm đạt chất lượng và từng bước đa dạng hóa sản phẩm VLXKN. 
 
Tuy nhiên, đến nay, các cơ sở sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh mới chỉ sản xuất được khoảng 10% sản lượng theo công suất thiết kế (tương đương khoảng 33 triệu viên gạch không nung/năm). 
 
Bà Nguyễn Thị Hoài, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Hưng Đức (Kim Động) cho biết: Hiện nay, công ty đang cung cấp VLXKN cho khoảng 25 doanh nghiệp xây dựng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ đến ký hợp đồng tượng trưng mà không lấy vật liệu; một số doanh nghiệp thì lấy với số lượng rất ít. 
 
Nguyên nhân khiến cho việc phát triển VLXKN của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn là do hiện nay việc sử dụng loại vật liệu này mới chỉ được thực hiện chủ yếu ở các công trình xây dựng có vốn Nhà nước khiến cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bị bó hẹp. Trong khi đó, việc sử dụng vật liệu xây đất sét nung truyền thống đã “ăn sâu” vào quan niệm của người dân, nhiều người vẫn cho rằng vật liệu xây bằng đất sét nung có độ bền cao hơn và chắc chắn hơn VLXKN. 
 
Bên cạnh đó, một số đơn vị tư vấn thiết kế vẫn quen dùng thông số kỹ thuật của gạch nung, do đó, khi đưa VLXKN vào các công trình thì e ngại phải thay đổi thiết kế… 
 
Do vậy, để VLXKN sử dụng rộng rãi trong xây dựng, thời gian tới tỉnh cần tiếp tục có những chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ, đặc biệt là tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của việc sử dụng loại vật liệu này.

Nguồn:

http://baohungyen.vn/kinh-te/201703/hung-yen-khuyen-khich-san-xuat-tieu-thu-vat-lieu-xay-khong-nung-727936/

 

Chia sẻ:
Đà Nẵng
HCM