Thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Gi

Thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Gi

Thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Gi

Hotline:0236.628.4455
Ngày 11/01/2022, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Văn bản số 121/UBND-KTN về việc thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Ngày 23/12/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam đến năm 2030 tại Quyết định số 2171/QĐ- TTg. Trong đó, mục tiêu chung của Chương trình đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; tận dụng phế thải từ các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội; mục tiêu cụ thể là đẩy mạnh sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 35 - 40% vào năm 2025, 40 - 45% vào năm 2030 trong tổng số vật liệu xây, đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình theo quy định; giảm phát thải khí CO2 vào năm 2025 là trên 2,5 triệu tấn/năm và năm 2030 là trên 3 triệu tấn/năm (so với sản xuất gạch nung với khối lượng tương đương). Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 51/SXD-KT&VLXD ngày 0701/2022; để đảm bảo thực hiện tốt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam đến năm 2030, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:

1. Về đầu tư phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN):

- Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLXKN phải đảm bảo phù hợp với Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021- 2030, định hướng đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 và Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2171/QĐ-TTg ngày 23/12/2021.

- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu xây dựng (bao gồm cả VLXKN) thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trong quá trình thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải tổ chức lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 6 của Nghịa định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

2. Về sử dụng vật liệu xây không nung - gạch bê tông:

a) Giai đoạn đến năm 2025:

- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, tỷ lệ sử dụng VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 80%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%;
- Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây, trong đó ưu tiên sử dụng cấu kiện nhẹ, kích thước lớn.

b) Giai đoạn đến năm 2030:

- Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, sử dụng 100% VLXKN so với tổng lượng vật liệu xây;

- Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 90% vật liệu xây không nung so với tổng lượng vật liệu xây.

c) Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung hoặc trường hợp công trình quy định sử dụng vật liệu xây không nung nhưng do không đủ nguồn cung cấp, giá thành cao hơn giá gạch nung cùng loại hoặc chất lượng không đảm bảo thì chủ đầu tư phải báo cáo Sở Xây dựng để kiểm tra, xem xét và trình Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận bằng văn bản làm cơ sở cho việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

d) Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng.

Theo: Văn phòng SXD.

Chia sẻ:
Đà Nẵng
HCM