chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ

chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ

chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ

Hotline:0236.628.4455

 

Chứng nhận hợp quy cửa gỗ có bắt buộc ?

Hoạt động chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ là tự nguyện, tuy nhiên để khằng định chất lượng với khách hàng hoặc đấu thầu, hay triển khai các công trình, việc chứng nhận hợp chuẩn trở nên cần thiết. 

Chuẩn mực chứng nhận căn cứ vào TCVN 9366-1:2012 yêu cầu kỹ thuật về Cửa sổ, cửa đi – Cửa gỗ. 

 

Yêu cầu kỹ thuật về chất lượng cửa gỗ

- Kích thước hình học và các sai lệch về kích thước

+ Kích thước của cửa đi, cửa sổ bằng gỗ được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Kích thước cơ bản của cửa đi, cửa sổ gỗ Kích thước tính bằng milimét

Kích thước

Cửa đi

Cửa sổ

Độ sai lệch cho phép với kích thước tiêu chuẩn

Lớn nht

Thông dụng

Lớn nht

Thông dụng

1. Chiều cao ô cửa

2400

2100; 2400

1800

1200; 1 500; 1 600; 1 800

±2

2.Chiều cao cánh cửa

2340

2040; 2340

1700

1100; 1400; 1500; 1700

±2

3. Chiều rộng ô cửa

1600

 

2000

 

±2

4. Chiều rộng cánh cửa

 

500; 600;

700; 800; 900;

550 x 2; 650 x 2;

550 x 3; 650 x 3;

700 x 2; 750 x 2

650

350 x 2; 350 x 4;

450 x 2; 450 x 3;

450 x 4; 550 x 1;

550 x 2; 550 x 3;

650 x2; 650 x 3;

+ 2

+ 2

+ 2

+ 2

+ 2

5. Chiều dày

40

35

40

35

±1

CHÚ THÍCH:

1) Kích thước trong Bảng là kích thước đã hoàn thiện của ô cửa.

2) Chiều cao ô cửa bằng tổng chiều cao cánh cửa, chiều rộng thanh ngang của khuôn cửa và 10 mm. 10 mm là khoảng cách giữa mép dưới của thanh cái ngang của cửa đi và mặt sàn đã hoàn thiện.

3) Chiều rộng ô cửa bằng tổng chiều rộng của cánh cửa và các thanh đứng của khuôn cửa.

Các sai lệch kích thước cho phép về độ vuông, độ vênh và độ uốn cong được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các sai lệch kích thước cho phép

Các ch tiêu

Phương pháp kiểm tra kích thước

Sai lệch cho phép

Ghi chú

1. Độ vuông

Đo và tính hiệu số chiều dài hai đường chéo trong mặt phẳng khung cửa hình chữ nhật.

Không lớn hơn 3 mm

 

2. Độ vênh

Đo độ chênh lệch của góc thứ tư với mặt phẳng chuẩn bằng thước thẳng hoặc dây dọi có độ chính xác tới 0,5 mm.

Không lớn hơn 3 mm

Tham khảo Phụ lục A của tiêu chuẩn này và ISO 6443

3. Độ cong

Đo khoảng cách lớn nhất tại các điểm đo, thẳng góc với mặt cửa và thước đo có độ chính xác tới 0,5 mm. Tính tổng chiều dài chuyển vị tại các điểm đo

Không lớn hơn 3 mm đối với chiều cao cửa nhỏ hơn 2100 mm và không lớn hơn 4 mm đối với chiều cao cửa từ 2100 mm đến 2400 mm;

Không lớn hơn 2 mm đối với chiều rộng cánh cửa tới 1200 mm

Tham khảo Phụ lục A của tiêu chuẩn này và ISO 6443

- Độ bền của cửa bao gồm độ bền chịu va đập, độ bền áp lực gió, độ kín nước, độ lọt khí.

+ Các chỉ tiêu và giới hạn cho phép về độ bền của cửa được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 -Yêu cầu kỹ thuật của cửa

Tên chỉ tiêu

Mức

Phương pháp th

Ghi chú

1. Độ bền chịu va đập

Chiều sâu vết lõm không lớn hơn 2 mm với trọng lượng mẫu thử 3 kg ± 0,5 kg

AS 2688

Tham khảo phụ lục C của tiêu chuẩn này

2. Khả năng đóng mở và lặp lại khuôn cánh cửa sổ

Không gây hạn chế sự vận hành của cửa sổ theo từng kiểu mở với một lực từ 65 N đến 120 N.

TCVN 7452-6 : 2004 (ISO 9379:1989)

Tham khảo phụ lục D của tiêu chuẩn này

3. Độ bền áp lực gió tương ứng với áp lực gió thiết kế theo TCVN 2737 : 1995

- Duy trì các đặc trưng sử dụng của cửa

- Biến dạng chấp nhận được phải nhỏ hơn 1/200 chiều rộng của với áp lực thử nghiệm 500 Pa.

TCVN 7452-3 : 2004

Tham khảo phụ lục E của tiêu chuẩn này

4. Độ kín nước

Không xuất hiện vệt thấm nước trên mặt trong của cửa với áp lực thử nghiệm lớn hơn 150 Pa

TCVN 7452-2:2004 (EN 1027:2000)

Tham khảo phụ lục G của tiêu chuẩn này.

5. Độ lọt khí

Lưu lượng không khí lọt qua cửa nhỏ hơn 16,6 l/s/cm2 tương ứng với áp lực thử nghiệm từ 100 Pa đến 150 Pa.

TCVN 7452-1 : 2004 (EN 1026:2000)

Tham khảo phụ lục H của tiêu chuẩn này.

Và một số yêu cầu khác xem chi tiết tiêu chuẩn TCVN 9366-1:2012 

 

Cơ quan cấp chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ 

Cơ quan cấp chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ phải được Bộ Xây dựng hoặc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp phép hoạt động chứng nhận, trong đó có ViTEST

 

Quy trình đánh giá chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ

Hoạt động đánh giá chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ của ViTEST được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1Tiếp xúc chào giá ban đầu

- Bước 2Đăng ký và ký kết hợp đồng

- Bước 3: Tiến hành đánh giá tại cơ sở

Nội dung triển khai đánh giá tại cơ sở gồm: 

+ Đánh giá quá trình sản xuất (kỹ thuật, máy móc, con người, ...).

+ Lấy mẫu + thử nghiệm mẫu điển hình.

Bước 4: Thẩm xét, cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn

Đánh giá giám sát

Đánh giá chứng nhận lại sau 03 năm.

 

Thời gian cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ

Theo quy định của ViTEST, thời gian cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cửa gỗ là 10 ngày chưa bao gồm thời gian test mẫu sản phẩm.

 

Thủ tục, hồ sơ công bố hợp chuẩn cửa gỗ

Sau khi sản phẩm Cửa sổ, cửa đi – Cửa gỗ được chứng nhận hợp chuẩn sẽ tiến hành công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại địa phương đăng ký kinh doanh.

Cửa đi – Cửa gỗ tại một căn hộ

 

Hồ sơ công bố hợp chuẩn cửa gỗ được thực hiện theo Thông tư 28/2012/TT-BKCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ, cụ thể gồm:

- Bản công bố hợp chuẩn (theo Mẫu 2. CBHC/HQ quy định tại Phụ lục III Thông tư 28/2012/TT-BKHCN);

- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác;

- Bản sao hợp lệ tiêu chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố;

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký cấp kèm theo mẫu dấu hợp chuẩn

 

Lý do và quyền lợi khi sử dụng dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn ViTEST

- ViTEST được Bộ Xây dựng cấp phép chức năng chứng nhận

- ViTEST là đơn vị chuyên về mảng vật liệu xây dựng

- Chi phí hợp lý, nhanh, thuận tiện;

- Được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;

- Được cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn hàng năm.

 

Vui lòng liên hệ : 0236.628.4455  để được tư vấn chi tiết !

Chia sẻ:
Đà Nẵng
HCM