TCVN 7888:2014 - Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước

TCVN 7888:2014 - Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước

TCVN 7888:2014 - Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước

Hotline:0236.628.4455

 

Số hiệu tiêu chuẩn

TCVN 5847:2016

Tên tiêu chuẩn

Cột điện bê tông cốt thép ly tâm

Năm ban hành

2016

Tình trạnh hiệu lực

Còn hiệu lực

Cơ quan ban hành

Bộ Khoa học và Công nghệ

Nội dung sơ lược

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cột điện bê tông cốt thép ứng lực trước và không ứng lực trước sản xuất theo phương pháp ly tâm.

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5847:2016

CỘT ĐIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP LY TÂM

Spun precast reinforced concrete poles

Lời nói đầu

TCVN 5847:2016 thay thế TCVN 5847:1994TCVN 5846:1994.

TCVN 5847:2016 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Li giới thiệu

TCVN 5847:1994, Cột điện bê tông cốt thép ly tâm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử và sTCVN 5846:1994, Cột điện bê tông cốt thép ly tâm - Kết cấu và kích thước là các tiêu chuẩn áp dụng cho cột điện bê tông ly tâm cốt thép không ứng lực trước, đã được ban hành và áp dụng từ 1994. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới các loại cột bê tông sử dụng trong truyền tải điện, viễn thông, chiếu sáng... đều được sản xuất, theo công nghệ bê tông ly tâm cốt thép ứng lực trước nhờ có những ưu điểm vượt trội về kết cấu, độ bền và giá thành hợp lý. Ở Việt Nam, thời gian qua nhiều đơn vị đã chuyển đổi công nghệ sang sản xuất cột điện bê tông ly tâm ứng lực trước, các đơn vị chưa chuyển đổi được cũng có xu hướng đầu tư chuyển đổi sang sản xuất cột điện bê tông ly tâm ứng lực trước thay thế cho cột điện bê tông ly tâm không ứng lực trước. Vì vậy, cần xây dựng tiêu chuẩn mới trên cơ sở soát xét hai tiêu chuẩn hiện hành, áp dụng cho sản phẩm cột điện bê tông cốt thép ly tâm ứng lực trước với mục tiêu phù hợp thực tế sản xuất, sử dụng trong nước và hội nhập quốc tế, đồng thời nội dung tiêu chuẩn này cũng đáp ứng áp dụng phù hợp cho loại cột điện bê tông cốt thép ly tâm không ứng lực trước hiện đang còn sản xuất tại một số đơn vị chưa có điều kiện chuyển đổi sang sản xuất loại cột bê tông cốt thép ly tâm ứng lực trước.

 

CỘT ĐIỆN BÊ TÔNG CỐT THÉP LY TÂM

Spun precast reinforced concrete poles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại cột điện bê tông cốt thép ứng lực trước và không ứng lực trước sản xuất theo phương pháp ly tâm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1651-1:2008, Thép cốt bê tông - Thép thanh tròn trơn.

TCVN 1651-2:2008, Thép cốt bê tông - Thép thanh vằn.

TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 3118:1993, tông nặng - Phương pháp xác định cường độ nén.

TCVN 4506:2012, ớc cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 5709:2009, Thép các bon cán nóng dùng làm kết cấu trong xây dng - Yêu cu kỹ thuật.

TCVN 6067:2004, Xi măng poóc lăng bền sun phát - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6260:2009, Xi măng poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6284-1:1997, Thép cốt bê tông dự ng lực - Yêu cu chung.

TCVN 6284-2:1997, Thép cốt bê tông dự ng lực - Dây kéo nguội.

TCVN 6284-3:1997, Thép cốt bê tông dự ứng lực - Dây tôi và ram.

TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cu kỹ thuật.

TCVN 7711:2013, Xi măng poóc lăng hỗn hợp bn sun phát - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 8826:2011, Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa - Silica fume và tro trấu nghiền mịn.

TCVN 8827:2011, Phụ gia hóa học cho bê tông.

TCVN 9356:2012, Kết cấu bê tông ct thép - Phương pháp điện từ xác định chiều dày lp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông.

TCVN 9490:2012 (ASTM C900-06), Bê tông - Phương pháp xác định cường độ kéo nhổ.

TCVN 10302:2014, Phụ gia hoạt tính tro bay dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Cột điện bê tông cốt thép ly tâm không ứng lực trước (Spun precast nonprestressed concrete poles)

Sản phẩm cột bê tông sản xuất theo phương pháp ly tâm có cốt thép không ứng lực trước.

3.2. Cột điện bê tông cốt thép ly tâm ứng lực trước (Spun precast prestressed concrete poles)

Sản phẩm cột bê tông sản xuất theo phương pháp ly tâm có cốt thép ứng lực trước.

3.3. Tải trọng thiết kế (Design load)

Tải trọng theo phương ngang được tính toán, đảm bảo cột có thể chịu được tải trọng làm việc, được xác định bằng lực kéo ngang lên đầu cột theo sơ đồ thử tải qui định khi vết nứt xuất hiện có chiều rộng nằm trong phạm vi cho phép.

3.4. Mô men uốn thiết kế (Design bending moment)

Mô men uốn sinh ra do tác động của tải trọng uốn gây ra biến dạng và nứt của cột có giá trị trong phạm vi cho phép.

3.5. Tải trọng gãy tới hạn (Ultimate breaking load)

Tải trọng tối đa được tính toán tại điểm đặt tải theo sơ đồ thử tải qui định khi cột bị gãy.

3.6. Mô men uốn gãy tới hạn (Ultimate breaking bending moment)

Mô men uốn tối đa được tính toán tại điểm đỡ uốn khi cột bị gãy.

3.7. H số tải trọng k (Load factor)

Tỉ số giữa tải trọng gãy tới hạn hoặc mô men uốn gãy tới hạn và tải trọng hoặc mô men uốn thiết kế.

3.8. Điểm đỡ uốn (Supporting point)

Điểm cao nhất của phần chiều dài đáy cột chôn xuống đất theo thiết kế.

3.9. Điểm cht ti (Loading point)

Điểm đặt tải trọng kéo ngang cách đầu cột một khoảng qui định.

3.10. Chiều sâu chôn đất (Embedment depth)

Chiều dài phần đáy cột chôn xuống đất.

3.11. Chiều cao điểm cht tải (Height of loading point)

Chiều cao thân cột tính từ điểm đỡ uốn đến điểm chất tải.

3.12. Lô sản phẩm (Product lot)

Số lượng cột điện bê tông được sản xuất liên tục theo cùng một thiết kế, vật liệu và quy trình công nghệ được qui định khi lấy mẫu thử đối với các chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau.

4. Phân loại, hình dạng và ký hiệu

4.1. Phân loại

Theo mục đích sử dụng, trạng thái ứng suất, kích thước, tải trọng và mô men uốn thiết kế, cột điện bê tông được phân thành hai nhóm I và II có các đặc tính như trong Bảng 1.

Bng 1 - Phân loại cột điện bê tông cốt thép ly tâm

Đặc tính

Cột nhóm I

Cột nhóm II

Phân bố mô men un dạng N

Phân b mô men uốn dạng T(2)

Mục đích sử dụng

Truyền dẫn, phân phối điện

Cấp điện cho các tuyến đường sắt, xe điện

Trạng thái ứng suất

- Cốt thép không ứng lực trước

- Cốt thép ứng lực trước

Cốt thép ứng lực trước

Kích thước cơ bản

Chiều dài

6 m ÷ 22 m, có thể được đúc liền hoặc nối từ hai hoặc ba đoạn cột(1)

8 m ÷ 14 m, đúc liền

Đường kính ngoài đầu cột

120 mm, 140 mm, 160 mm, 190 mm và 230 mm

300 mm, 350 mm,

400 mm

350 mm

Tải trọng thiết kế

1 kN.m ÷ 15 kN.m

-

-

Mô men uốn thiết kế

-

50 kN.m ÷ 110 kN.m

90 kN.m và 110 kN.m

CHÚ THÍCH:

(1) Các đoạn cột nối cũng coi như một cột và phải tuân theo các qui định của tiêu chuẩn, các bích nối phải đảm bảo có độ chịu tải trọng uốn lớn hơn hoặc bằng các đoạn cột.

(2) Các dạng phân bố mô men uốn N và T được mô tả trong Hình 2.

4.2. Hình dạng

- Cột điện bê tông ly tâm thuộc nhóm I có dạng côn cụt rỗng chiều dài từ 6 m đến 22 m, mặt cắt tròn độ côn bằng 1,11 % và 1,33 % theo chiều dài cột.

- Cột điện bê tông ly tâm thuộc nhóm II có dạng hình trụ rỗng có chiều dài từ 8 m đến 14 m. Hình dạng của các loại cột điện bê tông được thể hiện Hình 1.

Chi tiết tiêu chuẩn xem tại đây

Chia sẻ:
Đà Nẵng
HCM