dự thảo

dự thảo

dự thảo

Hotline:0236.628.4455

 

 

Nhằm hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, Bộ Khoa học và Công nghệ đã dự thảo Thông tư quy định về quản lý, sử dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.  

Thông tư dự kiến quy định chi tiết về quản lý, sử dụng mã số, mã vạch; triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang tổng hợp hoàn thiện dự thảo.

 

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

Số:             /2019/TT-BKHCN

(DỰ THẢO)

 

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2019


THÔNG TƯ

Quy định về quản lý, sử dụng mã số, mã vạch

và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

 

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về quản lý, sử dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa,

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết về quản lý, sử dụng mã số, mã vạch; triển khai áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau:

1. Tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa, bán và trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nhu cầu sử dụng mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (sau đây viết tắt là tổ chức, cá nhân).

2. Tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ giải pháp liên quan đến mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

4. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh vật phẩm, sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, con người.

2. Mã vạch là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng một loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều) hoặc tập hợp điểm (mã vạch hai chiều) hoặc chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (thẻ RFID) từ đó mà máy móc có thể nhận dạng.

 

Xem chi tiết Dự thảo 

Chia sẻ:
Đà Nẵng
HCM