TCVN 8827:2011 - Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa

TCVN 8827:2011 - Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa

TCVN 8827:2011 - Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa

Hotline:0236.628.4455

 

Số hiệu tiêu chuẩn

TCVN 8827:2011

Tên tiêu chuẩn

 Phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa

Năm ban hành

2011

Tình trạnh hiệu lực

Còn hiệu lực

Cơ quan ban hành

Bộ Khoa học và Công nghệ

Nội dung sơ lược

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa sử dụng chất kết dính vô cơ, dùng để xây và hoàn thiện các công trình xây dựng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại vữa đặc biệt, như: vữa chịu axit, vữa chống phóng xạ, vữa xi măng – polyme, vữa không co ngót, …

 

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8827:2011

PHỤ GIA KHOÁNG HOẠT TÍNH CAO DÙNG CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA - SILICAFUME VÀ TRO TRẤU NGHIỀN MỊN

Highly activity puzzolanic admixtures for concrete and mortar - Silicafume and rice husk ash

Lời nói đầu

TCVN 8827:2011 được chuyển đổi từ TCXDVN 311:2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8827:2011 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHỤ GIA KHOÁNG HOẠT TÍNH CAO DÙNG CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA - SILICAFUME VÀ TRO TRẤU NGHIỀN MỊN

Highly activity puzzolanic admixtures for concrete and mortar - Silicafume and rice husk ash

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho silicafume và tro trấu nghiền mịn sử dụng làm phụ gia trong bê tông và vữa dùng xi măng poóc lăng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 141:2008, Xi măng poóc lăng - Phương pháp phân tích hóa học.

TCVN 2682:2009, Xi măng poóc lăng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4787:2009 (EN 196-7:2007), Xi măng - Phương pháp thử - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009), Xi măng - Phương pháp thử - Xác định cường độ.

TCVN 7131:2002, Đất sét - Phương pháp phân tích hóa học.

TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7572-7:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ ẩm.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Silicafume (Silicafume - SF)

Vật liệu rất mịn, chứa oxít silic vô định hình, thu được trong quá trình sản xuất silic và hợp kim silic bằng hồ quang.

3.2. Tro trấu nghiền mịn (Rice husk ash - RHA)

Sản phẩm thu được sau khi nghiền mịn tro, do đốt cháy trấu ở chế độ hoạt hóa thích hợp.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Các yêu cầu hóa lý

SF và RHA phải thỏa mãn các yêu cầu về hóa lý được nêu ở Bảng 1.

Bảng 1 - Các yêu cầu về hóa lý của SF và RHA

Tên chỉ tiêu

Mức
% khối lượng

SF

RHA

1. Hàm lượng SiO2, không nhỏ hơn

85,0

2. Độ ẩm, không lớn hơn

3,0

3. Hàm lượng mất khi nung, không lớn hơn

6,0

3,0*

* Khi hàm lượng mất khi nung lớn hơn 3,0 % đến 10 %, phụ gia được sử dụng như loại kháng có hoạt tính thông thường.

4.2. Các yêu cầu cơ lý

SF và RHA phải thỏa mãn các yêu cầu cơ lý được nêu ở Bảng 2.

Bảng 2- Các yêu cầu về cơ lý của SF và RHA

Tên chỉ tiêu

Mức

SF

RHA

1. Lượng sót trên sàng 45 mm1), % khối lượng, không lớn hơn

Lớn nhất:

Trung bình:

 

10,0

5,0

-

2. Chỉ số hoạt tính đối với xi măng so với mẫu đối chứng, ở 7 ngày tuổi, %, không nhỏ hơn

85,0

3. Bề mặt riêng2), m2/g, không nhỏ hơn

12

30

1) Xác định theo Phụ lục A (theo mẫu nguyên dạng)

2) Xác định theo Phụ lục B (theo mẫu nguyên dạng)

5. Phương pháp thử

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

Thực hiện tương tự lấy mẫu thử xi măng theo TCVN 4787:2009 (EN 196-7:2007) với những bổ sung sau đây:

- Đối với lô hàng nhỏ (SF £ 20 tấn; RHA £ 5 tấn), lấy 3 mẫu đơn.

- Đối với lô hàng lớn (SF > 20 tấn; RHA > 5 tấn), lấy mẫu hỗn hợp từ ít nhất 10 mẫu đơn.

- Mẫu có thể được lấy ở nơi sản xuất, ở nơi cung cấp hoặc ở nơi sử dụng.

- Mỗi mẫu đơn lấy ít nhất 2 kg.

- Mỗi mẫu hỗn hợp được lấy ít nhất 10 kg từ 10 mẫu đơn gộp lại.

5.2. Xác định tính chất hóa lý

5.2.1. Xác định độ ẩm

Theo TCVN 7572-7:2006.

5.2.2. Xác định lượng mất khi nung

Theo TCVN 141:2008.

5.2.3. Xác định hàm lượng SiO2

Theo TCVN 7131:2002.

5.3. Xác định các chỉ tiêu cơ lý

5.3.1. Xác định lượng sót trên sàng 45 mm

Theo Phụ lục A.

5.3.2. Bề mặt riêng xác định bằng phương pháp hấp phụ nitơ (BET)

Theo Phụ lục B.

5.3.3. Xác định chỉ số hoạt tính đối với xi măng:

Vật liệu dùng trong thí nghiệm:

- Xi măng: Dùng loại xi măng poóc lăng thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 2682:2009.

- Cát: Dùng cát thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 7570:2006.

- Nước trộn: Nước trộn phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật của TCVN 4506:1987.

- Chỉ số hoạt tính được thực hiện theo TCVN 6016:2011 (ISO 679:2009) với những bổ sung sau:

+ Cấp phối mẫu đối chứng và mẫu chứa phụ gia thử nghiệm được lấy theo Bảng 3.

+ Xác định giới hạn bền nén sau 7 ngày đêm.

Bảng 3 - Thành phần cấp phối để xác định chỉ số hoạt tính cường độ

Tên vật liệu

Mẫu đối chứng

Mẫu thử

Xi măng, g

500

450

Phụ gia, g

0

50

Cát, g

1 375

1 375

Nước, mL, lượng dùng đủ để đạt độ xòe

110 ± 5 %

110 ± 5 %

Chỉ số hoạt tính cường độ đối với xi măng của phụ gia thử nghiệm được xác định theo công thức (1):

Xem chi tiết

 

Chia sẻ:
Đà Nẵng
HCM